Dolby Vision, HDR 10, HDR 10+ có gì khác biệt?
Dolby Vision, HDR10, và HDR10+ đều là các chuẩn HDR (High Dynamic Range) giúp cải thiện chất lượng hình ảnh, làm nổi bật độ tương phản, độ sáng và màu sắc. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở một số khía cạnh như công nghệ, khả năng hỗ trợ và trải nghiệm tổng thể:
1. Tổng quan về True HDR
HDR hay được gọi với tên đầy đủ là High Dynamic Range. Đây là tiêu chuẩn hình ảnh được người dùng sử dụng để phân loại nội dung và màn hình căn cứ vào mức độ điều chỉnh độ tương phản và độ sáng. Khi người dùng triển khai đúng cách, HDR sẽ nâng cao trải nghiệm xem đáng kể. HDR sẽ điều chỉnh độ tương phản giữa phần tối và sáng nhất của hình ảnh, màu sắc để tạo nên hình ảnh rõ nét sống động.
Mọi nội dung HDR thường sẽ chứa thông tin bổ sung hoặc dữ liệu để giao tiếp với TV. Qua thông tin này, màn hình sẽ tự động điều chỉnh độ mờ, độ sáng, độ tương phản của đèn nền cũng như cài đặt khác cho chương trình cụ thể hoặc phim hoặc đối với các cảnh cụ thể trong một số trường hợp.
》》Xem thêm: Tìm hiểu công nghệ chấm lượng tử trên Tivi
2. Dolby Vision và HDR10
Tiêu chuẩn này được Dolby trình làng năm 2014 và cũng là công nghệ độc quyền của hãng. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên được áp dụng khi sản xuất nội dung và màn hình,
Khi các nhà sản xuất TV hoặc nội dung muốn sử dụng tiêu chuẩn Dolby Vision này thì họ phải trả một khoản chi phí nhất định. Do đó, Dolby Vision được coi là tiêu chuẩn cao cấp hơn so với HDR10 miễn phí.
Về chất lượng hình ảnh, Dolby Vision nổi trội hơn so với HDR 10 ở những điểm dưới đây:
- Mức sáng tối đa lên tới 10.000 nit cao hơn so với HDR 10 chỉ có độ sáng tối đa 4.000 nit. Do đó, Dolby Vision sẽ đem đến các hình ảnh rực rỡ với các điểm highlight nổi bật, tạo độ tương phản chính xác.
- Độ sâu bit của Dolby Vision vượt trội hơn so với HDR 10. Độ sâu bit thể hiện chi tiết các sắc thái của một màu sắc. Trong khi đó HDR 10 dùng độ sâu 10 bit, SDR độ sâu màu 8 bit. Vì vậy, SDR chỉ hiển thị được 16, 7 triệu màu con số này là 1,07 tỷ màu đối với HDR 10. Trong khi đó Dolby Vision cho khả năng hiển thị lên đến độ sâu màu 8 bit cùng 68,7 tỉ màu. Nhờ đó, hình ảnh trên TV trở nên sắc nét và sống động hơn.
- HDR dùng siêu dữ liệu tĩnh sẽ bị giới hạn hơn so với Dolby Vision ở dữ liệu động. Vì vậy, dữ liệu mà HDR đem đến màn hình không thay đổi đối với bộ phim hay truyền hình cụ thể. Nhưng Dolby Vision lại có thể truyền siêu dữ liệu trên mọi khung hình khi rơi vào một số trường hợp cụ thể.
»»» Có thể bạn cũng quan tâm: Dịch Vụ Sửa Chữa Tivi Tcl Tại Nhà Uy Tín Gía Rẻ
Về tính khả dụng:
HDR hiện nay được dùng rộng rãi cho cả nội dung phát trực tuyến và TV. Do chi phí và yêu cầu khắt khe hơn nên Dolby Vision chỉ đứng thứ hai. Tuy nhiên hiện nay Dolby Vision trở nên ngày càng phổ biến hơn. Và các TV hỗ trợ Dolby Vision cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ HDR.
3. HDR 10 và HDR 10+
Về chất lượng hình ảnh, hai tiêu chuẩn này đều giống nhau về độ sâu bit và độ sáng với độ sâu màu 10 bit và độ sáng tối đa 10 bit.
Sự khác nhau đến từ siêu dữ liệu. HDR 10+ có siêu dữ liệu hoạt động theo tiêu chuẩn HDR miễn phí hoạt động theo cơ chế gửi thông tin đến các cảnh trên TV tương tự như Dolby Vision.
Về tính ứng dụng: HDR 10+ là tiêu chuẩn không phổ biến nhất. Chỉ có một số nội dung hỗ trợ HDR 10+ do chưa được dùng rộng rãi.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc TV có khả năng HDR ngay bây giờ, hãy chọn một model hỗ trợ Dolby Vision. TV OLED, QD-OLED và QLED đại diện cho những gì tốt nhất mà công nghệ TV mang lại, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Hy vọng những thông tin trên bài viết hữu ích giúp bạn biết được những sự khác biệt của công nghệ trên nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét